Bạn có biết quy trình làm việc của người tài xế như thế nào không?
I. Đặc Điểm Nghề Nghiệp và Kỹ Thuật Của Tài Xế
1. Đặc điểm nghề nghiệp
Người lái xe là người trực tiếp thực hiện quá trình vận tải, có những đặc điểm riêng so với những nghành nghề khác.
– Lái xe thực hiện công việc vận chuyển trên đường giao thông công cộng đòi hỏi phải tự chủ trong mọi hoạt động và khắc phục sự cố liên quan đến vận tải.
– Lái xe phải thường xuyên làm việc căng thẳng cả về đầu óc lẫn chân tay, ngoài công việc vận tải lái xe phải làm thêm công việc bảo dưỡng, sửa chữa xe, bốc xếp hàng hoá và các thủ tục, giấy tờ liên quan đến vận tải.
2. Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động của người lái xe thể hiện ở chỗ đến làm việc đúng giờ và hoàn thành công việc đúng nhiệm vụ giao, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự an toàn giao thông trong vận chuyển. Thực hiện chăm sóc, bảo quản thường xuyên đối với ô tô , thiết bị vận chuyển, dụng cụ đồ nghề, nhiên liệu dầu mỡ và hàng hoá trên xe.
Kỹ luật lao động người lái xe có liên quan tới những hoạt động của doanh nghiệp vạn tải ô tô, vì những công việc của vận tải được thực hiện ngoài phạm vi doanh nghiệp. Vì vậy, kỷ luật lao động tự giác của người lái xe có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
II. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LÁI XE
1. Công tác chuẩn bị
a. Nắm vững kế hoạch vận chuyển :
Đối với vận tải hàng hoá, khi nhận nhiệm vụ ghi trong giấy đi đường, người lái xe cần nắm vững nhiệm vụ được giao, nhất là các điều kiện vận chuyển. Phải biết được những khó khăn, thuận lợi trong quá trình vận tải để đề ra biện pháp thực hiện.
Đối với vận tải khách, cần nắm vững tuyến đường và lịch chạy xe trên tuyến, các điểm dừng, đỗ, giá vé.
b. Kiểm tra an toàn phương tiện.
Trước khi hoạt động, xe ô tô cần kiểm tra nhất là phải kiểm tra các thiết bị chiếu sáng, còi, bộ gạt nước, gương chiếu hậu, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống lái, hệ thống phanh, lắng nghe tiếng động cơ làm việc ở các chế độ …Nếu có hư hỏng cần kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa kịp thời.
c. Chuẩn bị vật tư và các nhu cầu thiết yếu phục vụ cho xe và hành khách.
Tuỳ theo công việc sắp thực hiện, trước khi xe chạy, lái xe phải mang theo các thiết bị và dụng cụ cần thiết, bộ đồ nghề sửa chữa, nhiên liệu dự trữ. Trên các xe khách phải có tủ thuốc cấp cứu phục vụ hành khách.
d. Chuẩn bị thủ tục giấy tờ .
Trước khi xe ra đường, cần phải xem xét lại các giấy từ cần thiết như : Giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy bảo hiểm và giấy chứng nhận kiểm định của xe, giấy phép lưu hành cho xe qua khổ, quá tải ( nếu có )…
e. Nắm bắt thông tin khai thác hàng :
Người lái xe cần biết các thông tin về nhu cầu vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách, củ thể là cần biết các chủ hàng, cần vận chuyển loại hàng gì, quy cách và khối lượng hàng, thời gian đi đến, các yêu cầu bảo quản và xếp dỡ, giá cước vận tải …
2. Thực hiện nhiệm vụ vận tải.
a. Đảm bảo an toàn việc giao, nhận hàng hoá và đưa đón khách đúng nơi quy định.
Người lái xe phải đến điểm lấy hàng, là thủ tục nhận và xếp hàng hoá. Lái xe đến điểm trả hàng và dỡ hàng đúng địa chỉ ghi trong giấy gửi hàng hoặc đua xe đến điểm đón khách, xếp khác lên xe, kểm tra số lượng khách trước khi xe chuyển bánh đến điểm trả khách.
Việc lấy hàng và trả hàng, đón và trả khách đúng thời gian quy định là yêu cầu cần thiết của chủ hàng và hành khách. Do đó, người lái xe phải tính toán giờ đi, giờ đến, giờ nghỉ cho phù hợp.
Người lái xe cần nhắc nhở hành khách bảo đảm an toàn khi xe chuyển bánh. Hàng hoá bốc xếp nóc xe phải được chằng bộc cận thận.
b. Tổ chức nơi nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khoẻ hành khách.
Người lái xe có tư cách đạo đức tốt là người có trách nhiệm cao đối với hành khách cũng như hành lý mang theo của họ.
Khi vận chuyển hành khách ở các tuyến liên tỉnh, cần tính toán trước các chẳng nghỉ có đủ điều kiện về ăn, nghỉ cho khách. Người lái xe cần biết chăm sóc và đáp ứng những yêu cầu cần thiết của hành khách và tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo sức khoẻ cho họ.
c. Giải quyết các trường hợp cần thiết khi có sự cố trên đường vận chuyển.
– Sức khoẻ hành khách
Người lái xe cần đặc biệt chú ý khi vận chuyển những người ốm, người có thương tật, trẻ em … Trên xe chở khách phải có tủ thuốc cấp cứu. Khi hành khách phải cấp cứu, nhưng việc cấp cứu trên xe không đạt kết quả thì người lái xe phải đưa người bệch đến bệnh viện gần nhất. Trường hợp người ốm không thể tiếp tục đi được, người lái xe phải làm thủ tục nhập viện.
– Tai nạn giao thông, thiên tai.
Khi xe bị tai nạn giao thông, người lái xe phải tìm cách cứu chữa và báo ngay với chính quyền sở tại hoặc cảnh sát giao thông gần nhất để giúp đỡ. Khi ô tô bị nạn hành khách có vé của chuyến xe đó được cơ quan bảo hiểm bồi thường theo quy định. Hành lý của người bị nạn phải được bảo vệ chu đáo.
Trường hợp do thiên tai tắc đường giao thông ở khu vực bến xe và trên tuyến thì ngừng vận chuyển cho đến khi có thông báo cho phép mới được tiếp tục hoạt động.
– Ùn tắc giao thông .
Trường hợp khi bị tắc nghẽn giao thông trên tuyến mà có thể chờ đợi tại chỗ để tiếp tực chuyển xe thì thu xếp cho hành khách nghỉ ngơi chờ đợi. Hành khách tự lo những phí tổn phát sinh.
Trường hợp tắc nghẽn giao thông trên tuyến mà phải đưa hành khách quay trở lại nơi xuất phát thì người lái xe phải tìm mọi biện pháp giải quyết vận chuyển và không được thu thêm cước phí.
Trường hợp bị tắc nghẽ giao thông mà phải chạy sang tuyến khác để tiếp tục chuyến xe, phải tăng thêm đường chạy so với chiều dài chuyến xe đã tính cước phí trong vé thì hành khách trả thêm cước phí chặng đường đó.
Trường hợp xe bị hỏng do kỹ thuật, người lái xe phải tìm mọi cách khác phục, phải thông báo rõ cho hành khách biết và chịu mọi tổn phí phát sinh.
– Trật tự an toàn trên xe .
Người lái xe được quyền yêu cầu hành khách chấp hành đúng quy định về an toàn trên xe, nếu hành khách nào không chấp hành thì lái xe có quyền mời hành khách đó xuống xe và đảm bảo an toàn chung cho tất cả khách trên xe.
3. Kết thúc qúa trình làm việc.
a. Kiểm tra xe sau khi hoạt động.
Sau khi hoàn thành quá trình vận chuyển hoăc sau một ngày làm việc người lái xe tiến hành kiểm tra toàn bộ xe trước khi đưa xe vào garage hoặc nơi để xe.
Kiểm tra tình trạng ký thuật của xe cần chú ý về hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống truyền lực … nếu có hư hỏng phải kịp thời sửa chữa để giảm tiêu hao nhiên liệu và an toàn trong quá trình sản xuất vận tải.
b. Tổng hợp, nắm tình hình sau chuyến vận tải, giải quyết các tồn tại.
Kiểm tra lại các công việc của tuyến vận chuyển đã thực hiện, những vấn đề phát sinh trong quá trình vận tải phải báo cáo kịp thời với đơn vị hoặc trực tiếp với lãnh đạo để có hướng giải quyết.
Ghi chép giấy đi đường, kiểm tra và ký các giấy tờ liên quan của chuyến xe và nộp cho bộ phận điều bộ hoặc chủ hàng trực tiếp hợp đồng.
Xem thêm các tuyến vận chuyển hàng hóa của chành xe Nguyễn Hoàng tại đây.