Phòng ngừa đấu tranh giảm tối đa tai nạn giao thông trong dịp cần thềm năm mới

Trước thềm tết Nguyên Đán, lượng xe cô đông đúc hơn, vận chuyển các sản phẩm hàng hóa toàn quốc tăng cao, chính vì thế việc ngăn ngừa và phòng tránh tai nạn giao thông là việc hết sức cần thiết.
08-01-2018
14:27

Hạ tầng giao thông các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh những năm qua đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng với sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Bên cạnh đó, nhiều đoạn tuyến đã xuất hiện tình trạng quá tải, nhất là vào các ngày lễ, tết..., tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và ùn tắc giao thông.

phong-ngua-dau-tranh-giam-tai-nan-giao-thong


Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47 và đường Hồ Chí Minh – là các tuyến quốc lộ trọng điểm, với tổng chiều dài 491 km, chiếm 2,14% tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh. Các tuyến quốc lộ này đi qua 21 đơn vị hành chính cấp huyện, 171 đơn vị hành chính cấp xã; với 516 điểm giao cắt, 32 “điểm đen” phức tạp về trật tự an toàn giao thông (ATGT); 169 trường học, 73 cơ sở y tế, 2 khu công nghiệp; 15 nhà máy, xí nghiệp (quy mô từ 500 công nhân trở lên) đóng dọc trên tuyến. Thời gian qua, tình hình vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT trên các tuyến quốc lộ trọng điểm diễn biến phức tạp. Tình trạng người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe máy, xe máy điện chạy quá tốc độ, tránh vượt không đúng quy định, sử dụng rượu bia, chất kích thích, không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện; đi không đúng phần đường, chuyển hướng, chuyển làn không đúng quy định; xe ô tô khách chở quá số người, phóng nhanh, vượt ẩu tranh giành khách, dừng đón trả khách không đúng nơi quy định; xe ô tô tải chở hàng hóa quá khổ, quá tải...

Tình trạng lấn chiếm, sử dụng lòng, lề đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng, đặt biển quảng cáo, để phương tiện cá nhân... còn diễn ra phổ biến, chưa được đấu tranh ngăn chặn triệt để. Tai nạn giao thông trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh tuy có giảm nhưng chưa vững chắc; tính chất, mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả tiêu cực cho xã hội. Tính trung bình từ năm 2012 đến hết năm 2017, trên các tuyến quốc lộ trọng điểm tai nạn giao thông chiếm hơn 54% tổng số tai nạn và va chạm giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh. Thực tế cho thấy, số lượng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh tiếp tục gia tăng, theo dự báo của các sở, ngành có liên quan, lực lượng chức năng đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 116.000 xe ô tô; 2,3 triệu xe mô tô, xe gắn máy; 100.000 xe máy điện và xe đạp điện. Trước sự gia tăng của các phương tiện nếu không có giải pháp kịp thời thì nguy cơ gia tăng các vụ tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là khó tránh khỏi và hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trước thực trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt đề án: Các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 – 2020 (ban hành kèm theo Quyết định 3980/QĐ-UBND ngày 10-10-2017 của Chủ tịch UBND tỉnh). Theo đó, mục tiêu của đề án là tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền để triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự ATGT; từng bước kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn toàn tỉnh. Mục tiêu từ nay đến năm 2020, mỗi năm giảm 5 đến 10% số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm.
Các sở, ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan đã và đang xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các giải pháp nhằm siết chặt công tác quản lý kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa và kiểm soát tải trọng, nhất là kiểm tra chặt chẽ phương tiện và người điều khiển về các điều kiện an toàn trước khi khởi hành. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị vận tải lựa chọn người điều khiển có kinh nghiệm hoạt động theo tuyến, theo địa hình; chú trọng kiểm tra, giám sát hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông; đào tạo, cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm yêu cầu, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn có trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đóng dọc trên các tuyến quốc lộ trọng điểm huy động lực lượng nòng cốt (công an xã, bảo vệ thôn, xóm...) cắm chốt trong giờ cao điểm (tan tầm, tan ca, tan trường...) để nhắc nhở, hướng dẫn, phát hiện, xử lý đối với những vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT.

Đẩy nhanh tiến độ, siết chặt quản lý trong công tác đầu tư xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông; nghiên cứu tổ chức giao thông khoa học, phù hợp với hạ tầng cơ sở; trật tự hành lang, lòng đường, vỉa hè các tuyến quốc lộ bảo đảm thông thoáng. Lắp đặt hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ phù hợp; khắc phục kịp thời các “điểm đen”, các vị trí mất ATGT; bổ sung gờ giảm tốc, biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra quốc lộ.

Huy động lực lượng chức năng, phương tiện tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự ATGT trên các tuyến quốc lộ trọng điểm. Đồng thời, thường xuyên mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; trong đó, tập trung xử lý đối với các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.

Chú trọng kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn việc vận chuyển hàng cấm, vật liệu dễ cháy, nổ trên các phương tiện vận tải hành khách. Kiên quyết đình chỉ hoạt động kinh doanh vận tải đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và bảo đảm trật tự ATGT.

Trong thời gian này, quý khách hàng nào vận chuyển hàng hóa từ Sài Gòn đi Đà Nẵng hãy đảm bảo đầy đủ các giấy tờ đi đường để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa được an toàn nhất.

Ngoài ra, lực lượng cảnh sát giao thông triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, chủ động nắm chắc tình hình hoạt động của tội phạm và những vi phạm trên các tuyến quốc lộ trọng điểm để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn kịp thời...
Ngoài xây dựng phương án, các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh tổ chức diễn tập xử lý tình huống; đồng thời, phân công trách nhiệm cụ thể trong việc lãnh đạo, chỉ đạo; huy động các lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên các tuyến quốc lộ trọng điểm.

BÌNH CHỌN BÀI VIẾT

Bình chọn của bạn:

5 5 5 0

Bình luận

Tin Liên Quan

Bảng giá cước gửi hàng đi đà nẵng

Giá cước gửi hàng đi Đà Nẵng phụ thuộc vào số lượng và từng chủng loại mặt hàng như hàng nặng, hàng nhẹ,hàng cồng kềnh, hàng lô, hàng kiện, hàng...

Chành xe Sài Gòn về bến xe Đà Nẵng

Chành xe Nguyễn Hoàng chuyên nhận vận chuyển tất cả các loại hàng hóa từ Sài Gòn đi Bến xe trung tâm Đà Nẵng với giá cước siêu rẻ cạnh...

7 Lý do để Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam?

Đà Nẵng là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng nhưng Tại sao nói Đà Nẵng là thành phố đáng sống nhất việt nam? Chúng ta hãy giải mã...

Hình ảnh mới nhất về Bến xe miền Đông mới  theo mô hình của Hàn Nhật sắp hoàn thiện

Theo kế hoạch tháng 12/2018 sẽ hoàn thành nhà ga chính để quý I/2019 đưa vào hoạt động bến xe miền Đông mới. Trong thời gian đầu, sẽ di dời...
Chat Với Nguyễn Hoàng
Mở Khung